Sự khác nhau trong chữa bệnh giữa Đông y và Tây y

Đông Y và Tây Y, câu chuyện muôn thuở của các vị cao nhân trị bệnh. Đây là 2 hình thức chữa trị bệnh phổ biến nhất mà thế giới đang dùng. Tuy nhiên, bạn hay bất kỳ ai cũng vậy… Cũng luôn phân vân và lưỡng lự khi lựa chọn phương thức chữa trị cho mình.

Nguồn gốc chữa bệnh của Đông Y và Tây Y

Trước hết, Đông y và Tây y được xây dựng trên nền tảng của những triết thuyết không giống nhau. Vấn đề đầu tiên cần lưu ý đó là nhận thức của Đông y về sinh lý và bệnh lý không căn cứ vào hình trạng giải phẫu thực thể, mà xuất phát từ các chức năng. Ngược lại, Tây y dựa trên từng cá thể con người và chuyên chữa bệnh có tính khẩn cấp, nguy hiểm cao.

Thuốc Đông Y

Đối với một thầy thuốc Đông y, hình trạng và kết cấu thực thể không quan trọng bằng các chức năng. Hầu hết các khái niệm trong Đông y đều có tính “hữu danh vô hình” – nghĩa là chỉ biểu thị chức năng, không nhất thiết phải đồng nhất với một cơ quan hay tổ chức thực thể. Những khái niệm như “âm dương”, “khí huyết”, “tạng phủ”, “kinh lạc”, … trong Đông y chủ yếu được hình thành thông qua trực giác, cảm tri và thể ngộ, chứ không chỉ dựa vào thực chứng hay thực nghiệm.

Công việc chẩn đoán và chữa trị bệnh tật của thầy thuốc Đông y, thực chất là một quá trình suy đoán về sự hoạt động của cơ thể thông qua sự nhận thức, cảm tri và thể ngộ về những biểu hiện ở người bệnh. Vì vậy, việc chữa trị bệnh tật trong Đông y có chính xác, cao minh hay không thường phụ thuộc rất nhiều vào tài năng, năng lực nhận tri và thể ngộ của người thầy thuốc.

Thuốc Tây Y

Thầy thuốc phương Tây thường tiếp cận vấn đề theo phương pháp “phân tích hoàn nguyên”. Cách chữa trị của Tây y có tính đối kháng hết sức rõ ràng.

Thuốc Tây – tức thuốc hóa dược hay tân dược, phần lớn là những thứ có tính “đối kháng“, tác dụng chủ yếu là “hủy diệt” như “diệt nấm”, “sát khuẩn”, “kháng viêm”, “chống xơ vữa”, “tiêu trừ u bướu” … Phát minh thuốc kháng sinh là thành công rực rỡ của nền y học Tây Y. Nhờ nó hàng loạt bệnh nhiễm trùng nguy hiểm như thương hàn, dịch tả, dịch hạch, viêm não…

Tuy nhiên hiện nay, đối với những loại vi khuẩn kháng thuốc hay những bệnh do vi-rút, bệnh tâm thân, rối loạn chuyển hóa, … phương thức đối kháng của Tây y đang gặp phải những trở lực rất khó vượt qua. Nhưng dù sao, Tây Y với sức khỏe ngày nay là bài thuốc không thể thiếu.

Kết hợp thuốc Đông y và Tây y như thế nào?

Theo nghiên cứu và thực tế chứng minh, việc kết hợp sử dụng thuốc đông y và tây y hợp lý sẽ giúp nâng cao hiệu quả của thuốc và giảm tác dụng phụ. Tuy nhiên nếu không phối hợp đúng cách thì sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng và các tai biến không mong muốn.

Khi sử dụng thuốc tây theo chỉ định và kê đơn của bác sĩ, bạn có thể phối hợp với các loại thuốc đông y phù hợp. Thường thì mỗi loại thuốc đều có thời gian uống khác nhau, với các loại thuốc hợp nhau thì bạn nên tuân thủ lịch trình uống các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc người hướng dẫn.

Còn với các loại thuốc không được sử dụng cùng lúc, bạn nên ngừng sử dụng một loại cho đến khi đã dùng hết loại kia thì hãy quay lại và dùng tiếp. Hoặc bạn nên sắp xếp cho thời gian sử dụng hai loại thuốc đông y và tây y này cách xa nhau để đảm bảo an toàn.

Khi kết hợp dùng thuốc Đông Y và Tây Y, nên lưu ý

Tốt nhất là nên uống cách xa nhau vì nhiều loại thuốc tây và thuốc ta không thể cùng uống một lúc. Ví dụ, các loại thuốc kháng sinh đều có tác dụng diệt hoặc ức chế vi khuẩn và hệ thống men trong cơ thể thì không thể cùng uống với các vị thuốc Đông y có chứa các vi sinh vật và nhiều loại men như thần khúc, đậu xị… vì có thể làm giảm hiệu quả của thuốc; các loại thuốc có nguồn gốc alcaloid của Tây y như atropin, cafein, theophylin, stricnin, corticoid… không thể uống cùng các thuốc y học cổ truyền như ô đầu, mã tiền tử, hoàng liên… vì có thể làm tăng độc tính dẫn đến tình trạng ngộ độc.

Các vị thuốc như đào nhân, hạnh nhân có chứa nitrilglycoside thì không nên uống cùng với các tân dược thuộc nhóm an thần, gây mê, gây tê vì có thể gây ức chế trung khu hô hấp và rối loạn chức năng gan.

Các thuốc cường tim thuộc nhóm digitalis không được uống cùng với các dược liệu như trúc đào, vạn niên thanh vì có thể gây rối loạn nhịp tim. Các thuốc thuộc nhóm sulfanilamide không nên uống cùng các dược liệu có chứa acid hữu cơ như bồ công anh, xuyên khung, ngũ vị tử, ô mai… vì có thể gây sỏi đường tiết niệu và chứng đái ra máu.

Kháng sinh thuộc nhóm tetracyclin không nên uống cùng các vị thuốc chứa nhiều canxi, magie và nhôm như thạch cao, mẫu lệ… vì sẽ làm giảm hiệu lực của tetracyclin, hình thành các hợp chất kim loại bền vững ở đường ruột làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và tiêu hoá thức ăn.

Sự khác nhau về quan điểm chữa bệnh

Quan điểm chủ đạo trong chữa bệnh bằng Tây y là tiêu diệt ổ bệnh, can thiệp trực tiếp vào hoạt động sống.

Còn đối tượng chữa bệnh của Đông y là “con người” chứ không phải “con bệnh”. Mục tiêu chữa bệnh của Đông y là lập lại trạng thái cân bằng một cách chỉnh thể. Phương châm chữa bệnh cơ bản là giữ lại mạng sống của con người trước tiên. Sau mới là khống chế và tiêu trừ ổ bệnh. Do đó, Đông y chú trọng hơn trong khả năng tự phục hồi của người bệnh và tái tạo lại cơ thể.

Tây y mang tính quần thể – Đông y mang tính cá thể hoá

Tây y đánh giá bệnh tật dựa vào kết quả của những nghiên cứu trên lượng lớn bệnh nhân. Kết quả mang tính thống kê chính là “ đại lượng trung bình”. Vì thế một số cá thể mang tính đặc thù hay ngẫu nhiên sẽ bị loại bỏ. Những người mắc cùng loại bệnh sẽ được điều trị chung một loại thuốc.

Đông y lại dùng thuốc tùy theo những biểu hiện cụ thể ở người bệnh mà chữa trị với những bài thuốc khác nhau. Mỗi người có thể mắc cùng một bệnh và được chữa trị bằng các phương thuốc khác nhau.

Phòng khám ứng dụng những phương pháp Y học cổ truyền như châm cứu, bấm huyệt…. kết hợp với các bài thuốc Đông y 100% thiên nhiên để hồi phục sức khỏe cho bệnh nhân - SĐT: 0931 225 777 - Website: dongy.org

[DANH SÁCH] 10 PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y TỐT VÀ UY TÍN Ở TP.HCM

Last updated